Tháng cô hồn 2022 là tháng mấy? 18 điều kiêng kỵ trong tháng cô hồn

5/5 - (3 bình chọn)

Tháng cô hồn là tháng mấy? Nhắc đến tháng 7 âm lịch, nhiều người sẽ liền nghĩ ngay đến những thứ không nên hoặc những điều kiêng kỵ trong tháng cô hồn. Hầu như tất cả những gì được biết đến về tháng 7 âm lịch là những hạn chế; những xui xẻo mà bạn có thể gặp phải. Tuy nhiên, có rất nhiều câu chuyện đáng nói khác về thời gian này mà chúng ta cũng cần biết đến. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn thông tin tất tần tật về tháng 7 cô hồn này nhé!

1. Tháng cô hồn là tháng mấy?

Tháng cô hồn 2022 sẽ diễn ra bắt đầu từ ngày 1/7 âm lịch đến hết ngày 29/7 âm lịch (tức từ ngày 29/7 dương lịch đến hết ngày 26/8 dương lịch). Theo như tục lệ hằng năm, tháng 7 Âm lịch được xem là mốc thời gian mang lại nhiều điều không may. Nhiều sự kiện, hoạt động long trọng hay kể cả bình thường đều bị hạn chế tổ chức vào thời điểm này.

Tháng cô hồn diễn ra vào tháng 7 Âm lịch, là tháng mà các hồn ma được Diêm Vương ân xá về cõi trần. Vì vậy mà dân gian luôn nhắc nhau phải thật cẩn thận với mọi hoạt động khi bước vào tháng 7 cô hồn.

tháng cô hồn là tháng mấy
Tháng cô hồn 2022 là tháng mấy?

Tuy nhiên, quan niệm dân gian cho rằng sau 12h đêm ngày 15/7 âm lịch, cánh cửa Quỷ Môn Quan sẽ đóng lại, các linh hồn đó phải quay về địa ngục, các cô hồn sẽ dần biến mất. Vì vậy, ngày nay, tháng cô hồn thường diễn ra từ ngày 2 đến hết ngày 14 tháng 7 âm lịch hàng năm.

2. Nguồn gốc tháng cô hồn

Như đã đề cập, theo quan niệm dân gian của người Châu Á, tháng 7 âm lịch còn được gọi là tháng cô hồn. Các sự kiện như cưới hỏi, xây nhà, … thường sẽ không rơi vào tháng này. Vậy tháng 7 cô hồn bắt nguồn từ đâu?

Tháng 7 cô hồn bắt nguồn từ một đạo ở Trung Quốc có tên là Đạo Giáo. Từ ngày 2/7 Âm lịch, Diêm Vương sẽ mở cửa để hồn ma trở về kiếm thức ăn. Vì vậy mà để không bị quấy rối, gặp hoạn thì chúng ta đều có tục lệ cúng cô hồn vào tháng 7 âm lịch.

Ở Việt Nam, cúng cô hồn đã trở thành tín ngưỡng tâm linh truyền thống xuất hiện từ thuở xa xưa. Và được truyền từ đời này sang đời khác. Họ cho rằng, mỗi con người sẽ bao gồm phần hồn và phần xác. Khi con người chết thì chỉ là phần xác chết đi nhưng phần hồn vẫn còn tồn tại.

Tùy vào những chuyện mà người đó đã làm lúc còn sống, có người sẽ được xóa kí ức và đầu thai ở kiếp khác. Có người bị đày xuống địa ngục làm quỷ đói hoặc lang thang quấy nhiễu dương gian.

tháng cô hồn là tháng mấy
Tục cúng cô hồn diễn ra để giúp con người tránh bị quấy rối bởi những hồn ma đói

3. Quan niệm về tháng cô hồn

Tháng 7 cô hồn là cách gọi theo quan niệm dân gian của người Việt, chỉ tháng 7 âm lịch hàng năm. Tùy thuộc vào mỗi nhà, mỗi vùng miền mà thời gian cúng cô hồn sẽ khác nhau. Không ấn định riêng bất cứ ngày nào. Họ quan niệm tháng 7 là tháng Diêm Vương mở cửa Quỷ môn quan cho các quỷ đói trở về nhân gian để tìm kiếm thức ăn.

Chính vì không muốn bị ma quỷ quấy nhiễu cuộc sống thường ngày, cho nên người trần gian thường cúng cháo, gạo, muối cho quỷ đói. Và trong suốt tháng 7 họ thường kiêng mua sắm vì sợ ma quỷ quấy phá.

Hoặc có mua thì chỉ mua cho người âm hoặc ma quỷ mà thôi. Đồng thời, họ còn ăn chay với mong muốn mang lại sức khỏe và bình an trong thời gian nhạy cảm này.

Xem thêm: Tháng cô hồn – Lên chùa và những điều cần lưu ý

4. Những điều kiêng kỵ tháng cô hồn

Tháng cô hồn là tháng xui xẻo theo quan niệm của dân gian và nó đã ăn sâu vào tiềm thức con người. Vậy những điều kiêng kỵ trong tháng cô hồn bao gồm những gì? Dưới đây là những điều không nên làm vào tháng này:

  1. Đồ cúng dành cho ma quỷ thì không nên ăn vụng. Nếu họ chưa ăn mà đã bị người khác lấy không xin phép cũng giống như cướp đồ ăn của họ và sẽ gặp tai họa.
  2. Những người khi đi chơi ban đêm không được gọi tên nhau. Nếu không ma quỷ sẽ ghi nhớ tên người được gọi, đó là điềm xấu. Vào ban đêm nếu nghe ai đó gọi tên mình thì cũng không được trả lời nếu không sẽ bị dẫn mất hồn phách.
  3. Trong nhân gian thường hay nói đến “Ma da”. Chúng sẽ kéo chân những người bơi dưới nước để thế chỗ cho chúng được đầu thai. Cho nên hạn chế bơi lội, nếu không cẩn thận, bạn sẽ bị chúng làm trặc trẹo chân.
  4. Những cây lớn, cây cổ thụ thường là nơi trú ngụ của ma quỷ không có nơi để về là nơi hội tụ âm khí; ma quỷ rất thích những chỗ như vậy. Cho nên kỵ đứng, ngồi, nằm, trốn… ở đó vào giữa trưa hoặc là ban đêm.
  5. Không phơi quần áo vào ban đêm. Vì ban đêm nhiều ma quỷ chúng trông thấy sẽ “mượn” và để lại âm khí trong các quần áo ấy. Không may mắc phải sẽ bị bệnh hoặc bị quỷ ám.
  6. Ban đêm hoặc lúc vắng bóng đi ngoài đường không nên nhìn lại phía sau dù có nghe ai gọi. Hoặc có cảm giác ai đó gọi mình thì cũng không được quay lại. Vì có thể đó là do ma quỷ trêu chọc.
  7. Không chụp ảnh vào ban đêm, bởi vì ma quỷ có thể sẽ lọt vào khung ảnh của bạn. Điều đó là không nên và sẽ trở thành điềm gở.
  8. Không treo chuông gió ở trong nhà hoặc ở đầu giường. Vì tiếng chuông dễ thu hút ma quỷ đến quấy phá.
  9. Không nên thức quá khuya, vì như vậy tinh thần sẽ hao tổn suy nhược, dễ nhiễm âm khí.
  10. Hạn chế đi ra đường vào ban đêm đặc biệt là những người yếu bóng vía dễ bị ma nhập và dẫn đi.
  11. Không đươc soi gương vào buổi tối nhất là vào lúc nữa đêm.
  12. Không tùy tiện đốt giấy, vàng mã. Vì những ngày này ma quỷ nhiều đốt giấy vàng mã tùy tiện dễ thu hút chúng.
  13. Không hù doạ người khác khiến họ giật mình nhất là những người yếu bóng vía; nếu “hồn bay phách lạc” dễ bị ma quỷ xâm nhập.
  14. Không nên đến gần những chỗ tối góc xó vì đó là nơi tụ tập nhiều ma quỷ đến trú ngụ và nghỉ ngơi.
  15. Không tùy tiện nhặt tiền bạc ở ngoài đường. Vì có thể đó là tiền người ta cúng mua chuộc bọn quỷ đầu trâu mặt ngựa trung lúc cúng cô hồn. Nếu người nào phạm kỵ sẽ gặp tai hoạ không chừng.
  16. Vào tháng này không nên rửa chén vào ban đêm vì tiếng chén đũa va chạm vào nhau sẽ thu hút quỷ đói.
  17. Khi lên giường ngủ không để mũi dép hướng về phía giường.
  18. Không nên cắt tóc, nhổ lông chân.

Xem thêm: Tháng cô hồn – Điểm danh 4 món ăn nên tránh

Những điều kiêng kỵ trong tháng cô hồn
Hạn chế đến những nơi như sống suối, ao hồ trong thời gian này

5. Phong tục cúng cô hồn vào rằm tháng bảy

Lễ cúng cô hồn vào giữa tháng 7 âm lịch đã trở thành nét văn hóa quen thuộc trong đời sống người Việt. Bắt đầu tháng cô hồn, Diêm Vương sẽ mở cửa Quỷ môn quan, thả các hồn ma về với dương thế. Mục đích cô hồn được thả về cõi trầm để tìm kiếm thức ăn, nếu không có sẽ quấy phá những nơi nó đến.

Để tránh bị quấy rối và gặp chuyện không lành. Vào khoảng thời gian này, con người thường cúng, bái thức ăn, bánh, trái như một hình thức tích đức, làm việc thiện. Người xưa tin rằng, nếu tu tâm tích đức thì khi mất sẽ được đầu thai làm người.

Nếu không sẽ bị đày xuống địa ngục, thậm chí lang thang quấy rồi người thường. Đó cũng chính là ý nghĩa của lễ cúng cô hồn.

Xem thêm: Hướng dẫn cách cúng cô hồn đúng cách để mang đến may mắn, tài lộc

>> Mời bạn xem thêm hướng dẫn mâm cúng cô hồn đơn giản nhất:

6. Tháng cô hồn tại các nước trên thế giới diễn ra như thế nào?

6.1. Tại Trung Quốc

Tháng cô hồn tại Trung Quốc cũng có nhiều hoạt động như đốt giấy vàng mã, cúng kiến như người Việt. Vào ngày 15 âm lịch (rằm tháng 7) là thời điểm quan trong nhất đối với quốc gia này.

Đây là ngày cổng địa ngục mở để các hồn ma lên dương thế tìm kiếm thức ăn. Vì vậy việc đốt quần áo, cũng thức ăn, diễn ra vào ngày này rất lớn và sôi nổi.

Đặc biệt, không thiếu việc đi xem kịch ngoài trời vào tháng cô hồn của người dân Trung Hoa. Các vở kịch có nội dung xoay quanh việc ca ngợi thần linh, tổ tiên. Vào những ngày sắp kết thúc tháng cô hồn, người dân sẽ thả đèn lồng xuống sông như một cách tiễn hồn ma về cõi âm.

6.2. Tại Nhật Bản

Người Nhật tính tháng cô hồn không theo lịch âm mà là lịch dương. Theo quan niệm của người Nhật, lễ Obon của Phật giáo diễn ra trong 3 ngày của tháng 8 dương lịch (thông thường từ 13-15 tháng 8). Đây là thời gian tổ tiên trở lại trần thế để thăm người thân của họ.

Đây cũng chính là thời điểm diễn ả lễ Vu lan của người Nhật. Ngày đầu là lúc để người dân đến thăm mộ, và trang trí thờ cúng bằng trái cây, lồng đèn. Ngày thứ 2, sửa soạn bàn thờ cúng tổ tiên với những món chay.

Đặc biệt, người dân nước này có văn hóa tỉa hình con vật từ dưa chuột hoặc cà tím để thờ cúng trên bàn thờ.

6.3. Tại Malaysia

Người Malaysia có văn hóa cũng cô hồn khá giống với người Trung Quốc. Họ cũng đốt vàng mã, cúng thức ăn ,.. Ngoài ra, họ còn đặt các vật cúng ở ven đường vì cho rằng như vật hồn ma sẽ dễ dàng lấy đi.

6.4. Tại Thái Lan

Tháng cô hồn tại Xứ sở Chùa Vàng được diễn ra trong 3 ngày của tháng 6 hàng năm. Lễ hội có tên khá nổi tiếng đó chính là Ma xó (Phi Ta Khon). Theo quan niệm của người dân, sự náo nhiệt và tưng bừng của lễ hội sẽ dễ dàng đánh thức các hồn ma.

Những người tham gia lễ hội hóa trang như ma quỷ và phải đeo mặt nạ. Hoạt động múa và biểu diễn là hình thức chiến đấu với các hồn ma.

(875)

Chia sẻ bài viết
5/5 - (3 bình chọn)
Nhấn vào đây để đánh giá
Bình luận bài viết
Bình luận bài viết (5 bình luận)

  1. Chí

    Cấm kỵ nhiều quá, nên cảm thấy cái nào đúng thì làm thôi, đừng tin quá, quan điểm mình là vậy

    • Minh Thu

      Mình cám ơn bạn đã góp ý ạ. Mỗi người sẽ có một quan điểm khác nhau ấy bạn, mình thấy có kiêng thì có lành thôi ấy ạ.

    • Minh Thu

      Dạ đúng rồi ạ. Trầm Hương mang dương khí của trời đất khi đeo vào có thể xua tan âm khí, dung hòa 2 yếu tố âm dương. Khi đeo vòng tay còn mang lại may mắn, bình an. Nếu bạn cần biết thêm chi tiết về vong tay thì liên hệ thienmochuong.com nhé ạ.