Mâm cúng cô hồn tháng 7 gồm những gì? Gợi ý lễ vật không thể thiếu

5/5 - (2 bình chọn)

Mục đích của gia chủ khi cúng cô hồn là để ngăn chặn sự quấy phá từ những linh hồn vất vưởng, chưa siêu thoát được. Vì vậy, việc chuẩn bị các lễ vật cho mâm cúng cô hồn tháng 7 và thực hiện các nghi lễ cúng khấn phải được thực hiện một cách nghiêm túc và đúng quy trình, nhằm tránh những sự cố không mong muốn. Dưới đây, bài viết của Thiên Mộc Hương sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chính xác và đầy đủ về việc chuẩn bị mâm cúng khấn cho các cô hồn vào rằm tháng 7 chi tiết nhất.

Nguồn gốc của tục cúng cô hồn tháng 7

Cúng cô hồn là một tục lệ có nguồn gốc từ truyền thuyết ở Trung Hoa. Cụ thể là bắt đầu từ mùng 2/7 âm lịch, Diêm Vương ra lệnh mở Quỷ Môn Quan, cho phép ma quỷ và cô hồn trở lại thế gian, với mục đích đoàn tụ với gia đình và chuẩn bị cho việc siêu thoát và chuyển kiếp. Đến 12 giờ đêm ngày 14/7 âm lịch, cửa địa ngục sẽ đóng lại và ma quỷ phải trở về.

Nguồn gốc của tục cúng cô hồn tháng 7
Nguồn gốc của tục cúng cô hồn tháng 7

Vì vậy, cứ mỗi năm đến tháng 7 âm lịch, mọi người thường cúng đồ như cơm vắt, cháo trắng, gạo, muối cho cô hồn, nhằm tránh sự quấy nhiễu của chúng. Thông thường, cúng cô hồn diễn ra từ ngày mùng 2 đến ngày 14 chứ không diễn ra nhiều trong các ngày còn lại của tháng này.

Tại sao cần chuẩn bị mâm cúng cô hồn tháng 7?

Theo truyền thuyết dân gian truyền miệng, từ ngày 2 đến 14/7 âm lịch hàng năm, các linh hồn được tự do đi lại giữa cõi âm và trần thế. Do đó, lễ cúng cô hồn diễn ra trong khoảng thời gian này nhằm an ủi và giải thoát, cứu độ cho những linh hồn còn đang lang thang, chết oan hay chưa được giải thoát vì những lý do khác nhau…

mâm cúng cô hồn tháng 7
Tại sao cần chuẩn bị mâm cúng cô hồn tháng 7

Ngoài việc cúng cô hồn để giúp linh hồn tìm nơi an nghỉ, cúng cô hồn tháng 7 còn mang ý nghĩa xua đuổi vận xui và tránh bị linh hồn này gây phiền phức mà ngược lại, họ sẽ trở thành bảo vệ gia đình. Không chỉ vậy, việc cúng mâm cúng cô hồn tại các gia đình cũng là để cúng thần linh, gia tiên. Và hoạt động trong ngày này và thường được thực hiện trước khi tiến hành cúng cô hồn.

Các bài viết về tháng cô hồn liên quan có thể bạn quan tâm:

Mâm cúng cô hồn tháng 7 gồm những gì?

Để đảm bảo ngày cúng cô hồn trở nên ý nghĩa và trọn vẹn, mâm cúng cô hồn cần được trang bị đầy đủ các lễ vật và thực hiện các nghi lễ theo đúng chuẩn tâm linh. Để hiểu rõ hơn về mâm cúng cô hồn tháng 7 bao gồm những gì, Thiên Mộc Hương sẽ gợi ý dưới đây:

Cách chuẩn bị mâm cúng cô hồn tháng 7

Ngày Rằm tháng 7 âm lịch là một ngày lễ quan trọng trong văn hóa tâm linh của người Việt. Bên cạnh ngày lễ Vu Lan báo hiếu, người dân cũng chuẩn bị mâm cúng cô hồn tỉ mỉ cho những linh hồn vất vưởng chưa được giải thoát.

Cách chuẩn bị mâm cúng cô hồn tháng 7
Cách chuẩn bị mâm cúng cô hồn tháng 7 cần lưu ý

Mặc dù có sự khác biệt nhỏ về cách bài trí mâm cúng giữa các vùng miền, nhưng nhìn chung, có những lễ vật cơ bản cần có trong mâm cúng cô hồn tháng 7, bao gồm:

  • Muối, gạo.
  • 12 chén cháo trắng nhỏ (hoặc 3 phần cơm vắt).
  • 12 cục đường thẻ.
  • Đồ tiền vàng mã (có thể sử dụng tiền thật với mệnh giá nhỏ).
  • Mía (cắt thành các khúc nhỏ, mỗi khúc dài khoảng 15cm).
  • Bánh kẹo cúng.
  • Bỏng ngô, ngô, sắn, khoai lang luộc.
  • Hoa quả ngũ sắc (5 quả từ 5 loại màu khác nhau).
  • 3 ly nước nhỏ.
  • 3 cây nhang và 2 ngọn nến nhỏ. Nhang cúng nên chọn các loại nhang có hương thơm nhẹ nhàng như nhang trầm hương, nhang thảo mộc. Nhang trầm với mùi hương nhẹ nhàng, thoang thoảng dễ chịu giúp không gian thờ cúng trở nên thanh tịnh, thoáng đãng hơn.

Đây là các yếu tố cơ bản để trang trí mâm cúng cô hồn tháng 7, và mỗi gia đình có thể thêm hoặc điều chỉnh theo phong tục và quan niệm riêng của mình.

Cách bày trí mâm cúng cô hồn

Cách bày trí mâm cúng cô hồn
Cách bày trí mâm cúng cô hồn chi tiết

Cúng cô hồn là việc cúng cho các linh hồn vất vưởng, không có người thân. Đây là một việc làm tốt, mang lại phước báu. Dựa trên tinh thần của đạo Phật, chúng ta có thể sắp xếp mâm cúng cô hồn như sau:

  • Nếu nhà có sân rộng, bạn có thể đặt mâm cúng ở ngoài sân. Trong trường hợp trời mưa, mâm cúng có thể được đặt ở hiên. Đối với nhà chung cư, chúng ta có thể đặt mâm cúng gần cửa nhà hay trước ban công
  • Trong trường hợp không có không gian rộng, chúng ta có thể đặt bàn cúng hướng ra ngoài trời, nghĩa là gần cửa sổ ở bên trong nhà và sắp xếp mâm cúng tại đó.
  • Đồ lễ bao gồm: hương, hoa, trà, quả, cháo, gạo muối, bánh kẹo, snack, khoai, ngô (số lượng tùy ý)… cùng với mâm cơm chay và chậu nước sạch.

Đồ cúng cô hồn có ăn được không?

Sau khi cúng xong đồ cúng cô hồn, người ta thường đặt câu hỏi: “Đồ cúng cô hồn có ăn được không?” Đây là một thắc mắc phổ biến. Theo các chuyên gia văn hóa, những vật phẩm cúng cô hồn hoàn toàn có thể ăn được. Tuy nhiên, do mâm cúng cô hồn thường được đặt ở ngoài trời trong một khoảng thời gian dài, thấp xuống, và có thể bị ẩm ướt, bám đầy bụi bẩn, hoặc bị ruồi bọ cắn vào… Do đó, để đảm bảo an toàn, các vật phẩm không được đậy kín, bọc kín khi cúng như cháo thì bạn không nên sử dụng.

hình ảnh cúng cô hồn tháng 7 mẫu
Những vật phẩm cúng cô hồn hoàn toàn có thể ăn được

Vậy cháo cúng cô hồn xong làm gì? Nếu chúng không thể ăn được, bạn có thể đổ cháo xuống ao để cá hoặc cho các vật nuôi trong gia đình ăn để tránh việc lãng phí. Ngoài ra, đối với các vật cúng khác như bánh kẹo, trái cây… bạn cũng có thể mang cho trẻ em hàng xóm chứ không nên bỏ vào thùng rác.

Mâm cúng cô hồn tháng 7 khác mâm cúng hàng tháng thế nào?

Về bản chất, mâm cúng cô hồn tháng 7 và cúng hàng tháng không khác nhau bao nhiêu. Tuy nhiên, thông thường việc cúng cô hồn vào rằm tháng 7 thường sẽ được tổ chức linh đình hơn bởi đây là thời điểm mà thế giới âm dương được biết đến là vô cùng hỗn loạn. Do đó người ta quan niệm rằng nếu không cúng lớn thì khó lòng có thể xua đuổi cô hồn vất vưởng đi, từ đó dễ bị quấy rầy. 

Cúng cô hồn vào rằm tháng 7
Cúng cô hồn vào rằm tháng 7 thường sẽ được tổ chức linh đình hơn những tháng khác

Cúng cô hồn hàng tháng thường để cúng cho những vong linh chưa được siêu thoát hay còn vướng bận, lang thang trên trần thế mà không có ai thờ cúng. Việc cúng như vậy như một phần an ủi cho họ.

Một trong những đối tượng nên kiêng kỵ trong tháng cô hồn là bà bầu, xem ngay:

Hình ảnh cúng cô hồn tháng 7

Mỗi khi đến ngày rằm tháng 7, mọi người đều tất bật chuẩn bị cho lễ cúng cô hồn. Nếu chưa biết nên cúng cô hồn như thế nào, bạn có thể tham khảo một số mẫu ảnh mẫu cúng cô hồn ở dưới đây:

Mâm cúng cô hồn 1:

Mâm cúng cô hồn tháng 7 gồm những gì? Gợi ý lễ vật không thể thiếu

Mâm cúng cô hồn 2: Mâm cúng cô hồn tháng 7 gồm những gì? Gợi ý lễ vật không thể thiếu

Mâm cúng cô hồn 3:

Mâm cúng cô hồn tháng 7 gồm những gì? Gợi ý lễ vật không thể thiếu

Mâm cúng cô hồn 4:

Mâm cúng cô hồn tháng 7 gồm những gì? Gợi ý lễ vật không thể thiếu

Trong tháng cô hồn có nên làm các công việc nhà cửa không? Xem ngay:

Lời kết

Sau khi đọc bài viết này, bạn đã thu thập thêm thông tin quan trọng về mâm cúng cô hồn tháng 7 và cách thực hiện lễ cúng này. Hy vọng rằng bạn sẽ chọn thời điểm phù hợp và chuẩn bị tốt nhất cho lễ cúng cô hồn vào tháng 7 một cách tốt nhất. Đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo của Thiên Mộc Hương để có thêm nhiều thông tin hữu ích nhé.

Tại Thiên Mộc Hương còn cung cấp rất nhiều sản phẩm trầm hương mang ý nghĩa phong thủy rất hữu ích và còn có nhiều tác dụng tuyệt vời, có khả năng mang đến bình an, may mắn và xua đuổi điềm xui xẻo trong tháng 7 như vòng trầm hương, nhang trầm hương,…. Hãy tham khảo ngay để có ngay tấm bùa hộ mệnh trong tháng cô hồn này nhé!

Những thông tin từ bài viết trên của Thiên Mộc Hương chỉ mang tính chất tham khảo

(195)

Chia sẻ bài viết
5/5 - (2 bình chọn)
Nhấn vào đây để đánh giá
Bình luận bài viết
Bình luận (0 bình luận)