Trầm hương là 1 loại gỗ rất quý hiếm và mang lại rất nhiều giá trị tốt cho người dùng. Chính vì giá trị về phong thuỷ và kinh tế lớn, do đó hiện nay trầm hương tự nhiên ngày càng khan hiếm. Để duy trì nguồn cung người dân đã phát triển những cách trồng trầm hương nhân tạo. Để làm được điều này thì cần phải có chế phẩm tạo trầm. Hãy cùng Thiên Mộc Hương tìm hiểu về sản phẩm này cũng như giá trị kinh tế của trầm hương vi sinh trong bài viết sau.
Chế phẩm tạo trầm là gì?
Tính đến hiện tại, cây trầm hương được chia thành 2 loại chính gồm: cây trầm tự nhiên và cây trầm nhân tạo. Cây trầm hương nhân tạo được hình thành dưới sự tác động của con người. Thông thường những cây dó bầu từ 7 – 10 năm tuổi sẽ được chọn để tiến hành đục và cấy ghép cây. Sau đó, sẽ cần thêm 5 năm để cây dó bầu tạo ra trầm – Theo VnExpress
Chế phẩm tạo trầm là chất thường được dùng trong quy trình tạo trầm hương. Những hóa chất sẽ được đưa trực tiếp vào cây Dó Bầu và kích thích quá trình tạo ra trầm hương.
Loại chất này được phát triển dựa trên những quan sát của những phu trầm lâu năm. Khi đi vào rừng sâu tìm trầm hương các phu trầm đã nhận thấy rằng những chất dịch do kiến tiết ra có vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra trầm hương. Họ đã đem chất dịch này về nghiên cứu và tạo ra chế phẩm tạo trầm.
Qua nhiều lần thử nghiệm chế phẩm này đã cho thấy những hiệu quả trong việc tạo ra trầm hương. Chất lượng gỗ trầm được tạo ra từ
Vào năm 2016 phương pháp tạo trầm vi sinh và chế phẩm tạo trầm đã được cục sở hữu trí tuệ cấp bằng sáng chế độc quyền.
DÀNH RIÊNG CHO QUÝ KHÁCH XEM BÀI VIẾT NÀY!
GIẢM NGAY:
300.000đ
Khi mua hàng trên Website Thiên Mộc Hương!
(Áp dụng cho đơn hàng từ 2.990.000đ)
Nhập mã:
BLOG300K
Chế phẩm tạo trầm có mấy loại?
Trải qua quá trình nghiên cứu các nhà khoa học đã tạo ra rất nhiều loại chế phẩm tạo trầm khác nhau. Cụ thể, hiện nay có thể chia thành 2 loại chế phẩm chính là hoá học và sinh học. Mỗi loại sẽ có những thành phần cũng như công dụng khác nhau như sau:
Chế phẩm hoá học
Chế phẩm hoá học tạo trầm hiện nay vẫn chưa được ghi rõ thành phần. Tuy nhiên những loại phổ biến nhất thị trường hiện nay sẽ chứa 1 số chất quen thuộc như: H2SO4, lưu huỳnh, CuSO4, acid Clohydric (HCl), Nacl, Fe, FeO2, Fe2O3…..
Các hoá chất này thường có mùi tanh và màu nâu gỉ. Đối với những chất có thành phần chính là lưu huỳnh thường sẽ có màu xanh nước biển đặc trưng.
Ưu điểm của chế phẩm hoá học:
- Quy trình tạo trầm nhanh chóng và hiệu quả.
- Chi phí sản xuất thấp.
- Rất phù hợp cho những người có nhu cầu thu hồi vốn nhanh chóng.
Nhược điểm của chế phẩm hoá học
- Khi sử dụng các chất hoá học để tạo trầm thì trầm hương tạo ra sẽ không sạch.
- Loại trầm hoá học này không dùng làm nhang hay thuốc chữa bệnh.
- Ngoài ra hoá chất tạo trầm sẽ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe người trồng trầm và môi trường.
Chế phẩm sinh học
Chế phẩm sinh học thường có 2 loại chính là chế phẩm vi sinh và chế phẩm hữu cơ.
Chế phẩm hữu cơ thường được chế tạo từ nước dừa, nước từ bột sắn, bột mì,… Những nguyên liệu này sẽ được lên men và biến thành chất kích thích quá trình tạo trầm. Ngoài ra các chế phẩm này còn được tạo từ các loại vi nấm ký sinh.
Ưu điểm của chế phẩm sinh học
- Chế phẩm sinh học có nguồn gốc tự nhiên nên rất an toàn cho người sử dụng.
- Trầm hương được tạo ra từ phương pháp này là trầm hương sạch có thể dùng làm nhang.
- Chế phẩm tạo trầm sinh học an toàn cho người sử dụng và môi trường.
Hạn chế của chế phẩm tạo trầm sinh học:
- Có chi phí cao.
- Quá trình tạo trầm mất nhiều thời gian và công sức hơn.
Lời kết
Chế phẩm tạo trầm là 1 sản phẩm rất cần thiết trong quá trình tạo ra trầm hương nhân tạo. Trước khi bắt đầu quá trình này bạn nên tìm hiểu thật kỹ để có thể sử dụng 1 cách hiệu quả nhé.
Tài liệu tham khảo:
Hà An. (2023). Làm chế phẩm sinh học tạo trầm hương trên cây dó bầu. Truy cập tại https://vnexpress.net/lam-che-pham-sinh-hoc-tao-tram-huong-tren-cay-do-bau-4612831.html
(113)