Tết Nguyên Đán: Nguồn gốc, ý nghĩa ngày Tết cổ truyền của Việt Nam

5/5 - (1 bình chọn)

Tết Nguyên đán có lẽ đã không còn là một thuật ngữ xa lạ với mỗi người dân Việt Nam. Nó được xem là một dịp lễ vô cùng quan trọng và thiêng liêng đối với các nước phương Đông nói chung và dân tộc Việt Nam ta nói riêng. Vậy để hiểu sâu hơn về Tết Nguyên đán, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu bài viết dưới đây!

I. Nguồn gốc của Tết Nguyên Đán

Tết Nguyên đán của dân tộc ta bắt nguồn và chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Tết Âm lịch Trung Hoa. Tết Nguyên đán của Việt Nam còn được biết với những tên gọi khác như Tết ta, Tết cả, Tết cổ truyền hay Tết Việt Nam. Hằng năm, cứ đến ngày mùng 1 tháng 1 Âm lịch, Tết Nguyên đán lại được tổ chức.

Nói đến nguồn gốc của Nguyên đán hẳn là ai cũng liên tưởng đến Tết của Trung Quốc. Mà mối quan hệ này xuất phát từ nghìn năm Bắc thuộc. Một trong số những văn hóa tốt đẹp được truyền bá vào nước ta trong thời ấy chính là Tết Âm lịch. Và trải qua thời kỳ lịch sử lâu dài, Tết Nguyên đán đã trở thành Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam.

Tết Nguyên đán của dân tộc ta bắt nguồn và chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Tết Âm lịch Trung Hoa.
Tết Nguyên đán của dân tộc ta bắt nguồn và chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Tết Âm lịch Trung Hoa.

II. Lịch sử của ngày Tết Nguyên Đán

1. Lịch sử Tết Âm lịch Trung Quốc

Chính vì xuất phát từ Trung Quốc nên nói về lịch sử Tết Nguyên đán, trước tiên ta phải nói đến sự ra đời của lịch sử Tết Âm lịch Trung Hoa. Theo lịch sử Trung Quốc, Tết Nguyên Đán ra đời từ rất sớm. Nó có nguồn gốc từ đời Tam Hoàng Ngũ Đế và thay đổi theo từng thời kỳ. 

Nếu đời Tam Vương, nhà Hạ chọn tháng giêng, tức tháng Dần vì chuộng màu đen. Thì nhà Thương thích màu trắng nên lấy tháng Sửu làm tháng đầu năm. Đến nhà Chu ưa sắc đỏ quyết chọn tháng Tý. Thì đời nhà Đông Chu, Khổng Phu Tử đổi ngày Tết vào một tháng nhất định là tháng Dần. 

Tới Đời nhà Tần, Tần Thủy Hoàng lại đổi qua tháng Hợi. Rồi cho đến khi nhà Hán, Hán Vũ Đế lại quay về đặt vào tháng Dần, tức tháng giêng. Từ đó về sau, ngày Tết không đổi nữa, cứ thế cho đến nay, vẫn là tháng giêng âm lịch.

2. Lịch sử Tết Nguyên đán Việt Nam

Việt Nam cũng thế, Tết Âm lịch cứ thế đặt vào tháng 1 hằng năm. Và xuất hiện khái niệm “3 ngày Tết, 7 ngày xuân” cũng từ đó. Tết Nguyên đán của Việt Nam tuy chịu ảnh hưởng của Tết Âm lịch Trung Quốc nhưng vẫn có những đặc trưng riêng.

Tương truyền, từ thời Văn Lang – Âu Lạc, người Việt đã ăn Tết Âm lịch. Truyền thuyết bánh chưng – bánh dày cũng bắt đầu từ đó. Nhờ sáng kiến của Lang Liêu, con trai thứ 18 của Hùng Vương thứ 6, bánh chưng bánh dày đã trở thành hai loại bánh đặc trưng cho Tết cổ truyền Việt Nam. 

Ngoài ra, trước Tết, còn có các nghi lễ, tập tục như rước ông Táo về trời hay còn gọi là Tết Táo quân (ngày 23 tháng chạp). Cũng không thể không nhắc đến Tất niên (29 hoặc 30 tháng chạp) có liên quan đặc biệt tới Tết Nguyên đán. Như thế đã chứng tỏ Việt Nam tuy chịu sự ảnh hưởng nhưng vẫn có nền văn hóa bản sắc riêng.

Nhưng vì sao lại gọi là Xuân Nguyên đán? Nguyên nghĩa của Tết chính là “tiết”. Văn hóa các nước phương Đông nói chung và văn hóa Việt nói riêng đều nằm trong hệ văn minh lúa nước. Chính vì thuộc văn minh nông nghiệp lúa nước mà nhu cầu canh tác nông nghiệp đã “phân chia” thời gian trong một năm thành 24 tiết khác nhau. 

Lịch sử Tết Nguyên đán Việt Nam
Lịch sử Tết Nguyên đán Việt Nam

Trong 24 tiết đó, tiết khởi đầu là tiết quan trọng nhất. Là tiết khởi đầu của một chu kỳ canh tác, gieo trồng hay cũng chính là tiết khỏi đầu một năm. Do đó Tiết Nguyên đán sau này được biết đến là Tết Nguyên Đán bắt đầu từ mùng 1 tháng giêng âm lịch.

Còn Nguyên có nghĩa là khởi đầu, là xuất phát, là bắt đầu một điều gì đó, một việc gì đó. Và Đán mang nghĩa là trọn vẹn, viên mãn, tròn đầy. Ghép ba âm tiết lại ta được Tết Nguyên đán có nghĩa là sự khởi đầu trọn vẹn.

Và với tên gọi đó, quan niệm đó, Xuân Nguyên đán đã trở thành một dịp lễ vô cùng quan trọng đối với dân tộc Việt Nam ta. Sự kế thừa, tiếp nhận văn hóa ấy đã góp phần làm giàu thêm bản sắc văn hóa dân tộc Việt. Vậy Tết cổ truyền có ý nghĩa như thế nào mà vẫn được giữ gìn và phát triển đến tận ngày hôm nay? Hãy tìm hiểu chi tiết ý nghĩa Tết Nguyên đán sau đây

III. Tết Nguyên Đán năm 2022 rơi vào ngày nào

Theo lịch vạn niên, mùng 1 Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 sẽ rơi vào thứ Ba ngày 01/02/2022 dương lịch. Trong dịp Tết Nguyên đán năm nay, ngày mùng 4 âm lịch (tức ngày 4/2/2022) chính là ngày lập xuân.

Theo đề xuất của Bộ LĐ-TB&XH vào tháng 10/2021, lịch nghỉ Tết Âm lịch Nhâm Dần 2022 sẽ gồm 5 ngày, trong đó 1 ngày trước Tết và 4 ngày sau Tết.

Với phương án trên, người lao động có thể nghỉ liền 9 ngày liên tục từ Thứ Bảy (29/1/2022) đến hết ngày Chủ nhật (6/2/2022), tức là từ 27 Tháng Chạp năm Tân Sửu tới hết ngày mùng 6 tháng Giêng năm Nhâm Dần. 9 ngày nghỉ này bao gồm 5 ngày nghỉ Tết theo Luật Lao động và 4 ngày nghỉ theo lịch hàng tuần.

IV. Ý nghĩa Tết Nguyên Đán

1. Sum họp, đoàn viên

Những ngày Tết Nguyên đán, mọi người con tha hương nơi đất khách quê người có dịp trở về. Cảnh sum họp, vui vầy mang cho Tết Nguyên đán không khí gia đình vui tươi, ấm cúng nên được gọi bằng một cái tên mỹ miều mà ấm áp: Tết đoàn viên. 

Những ngày Tết Nguyên đán, mọi người con tha hương nơi đất khách quê người có dịp trở về.
Những ngày Tết Nguyên đán, mọi người con tha hương nơi đất khách quê người có dịp trở về.

2. Giao hòa giữa đất trời, con người và thần linh

Cũng được xem như ngày giao hòa giữa đất trời, con người và thần linh, những mâm ngũ quả ngày Tết Nguyên đán mang ý nghĩa cầu mong một năm mới thuận hòa, may mắn, phúc lợi đầy nhà. Chính vì thế, vào những ngày Tết Nguyên đán, hương khói nghi ngút chở theo những lời khấn nguyện từ mọi người.

3. May mắn, hạnh phúc

“Vạn sự như ý, phát lộc, phát tài” là những câu chúc như mang cả may mắn, trọn đầy cho năm ấy. Những bao lì xì đỏ chúc tuổi mới, áo đỏ xúng xính, hoa vàng khắp nơi… xuất hiện khắp nơi vào Tết Nguyên đán như khởi nguồn của một năm hạnh phúc vẹn tròn. 

4. Tri ân, nhớ ơn

Tết cổ truyền vốn xưa đã có, vẫn giữ được ý nghĩa tạ ơn, “uống nước nhớ nguồn”. Ba ngày tết Nguyên đán là ba ngày cúng kính ông bà tổ tiên, nhớ ơn cội nguồn, tổ tiên. Đây cũng là dịp để bà con họ hàng, bạn bè gần xa gặp mặt, giữ gìn các mối quan hệ tốt đẹp.

Những giá trị cao cả, thiêng liêng của Tết âm lịch, những ý nghĩa đẹp đẽ, đáng trân trọng ấy chắc chắn sẽ được bảo tồn và phát triển bởi những người con đất Việt. 

Tết cổ truyền vốn xưa đã có, vẫn giữ được ý nghĩa tạ ơn, “uống nước nhớ nguồn”.
Tết cổ truyền vốn xưa đã có, vẫn giữ được ý nghĩa tạ ơn, “uống nước nhớ nguồn”.

Trên đây là nguồn gốc, lịch sử cũng như ý nghĩa, giá trị cao cả, thiêng liêng của Tết Nguyên đán. Thiên Mộc Hương hi vọng qua bài viết trên, các bạn sẽ có nhiều khám phá thú vị về Tết cổ truyền của chúng ta. Mrong năm mới cận kề, những điều xui rủi của năm cũ sẽ qua và may mắn, hạnh phúc trọn đầy sẽ đến với mọi người, mọi nhà.

(683)

Chia sẻ bài viết
5/5 - (1 bình chọn)
Nhấn vào đây để đánh giá
Bình luận bài viết
Bình luận (0 bình luận)